Không chỉ những cảm xúc tiêu cực như buồn, lo lắng, giận dữ,… mà ngay cả những cảm xúc tích cực như vui mừng quá cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, con người cần phải học cách làm chủ và cách cân bằng cảm xúc để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, khởi tạo và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.
Không chỉ những cảm xúc tiêu cực như buồn, lo lắng, giận dữ,… mà ngay cả những cảm xúc tích cực như vui mừng quá cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, con người cần phải học cách làm chủ và cách cân bằng cảm xúc để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, khởi tạo và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.
Nội dung bài viết thuộc quyền sở hữu của Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng dẫn nguồn.
Cân bằng cảm xúc là một khả năng quan trọng mà chúng ta nên biết và áp dụng trong cuộc sống. Cảm xúc là những tình cảm mà chúng ta trải qua, được kích thích bởi những sự rung động trong lòng. Tuy nhiên, để sống một cuộc sống thực sự tự chủ và thành công, chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc, tức là khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của mình.
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn nhận rằng nếu để cảm xúc chi phối cuộc sống, chúng ta dễ bị mất tự chủ và lý trí. Khi không có khả năng điều khiển cảm xúc, chúng ta có thể hành động một cách không suy nghĩ kỹ, gây ra những hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác. Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta giữ được tâm trạng tốt, từ đó dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tạo ra những mối quan hệ tốt với người khác.
Luôn giữ được cân bằng cảm xúc cũng là một kỹ năng sống quan trọng. Nó giúp chúng ta có được sự an toàn, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta biết điều chỉnh cảm xúc của mình, chúng ta sẽ không bị cuốn theo những trạng thái cảm xúc tiêu cực, mà thay vào đó, có thể giữ được sự tự tin và kiểm soát cuộc sống của mình. Việc cân bằng cảm xúc giúp chúng ta đối mặt với khó khăn, thử thách và khủng hoảng một cách hiệu quả, đồng thời giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn và duy trì quan hệ tốt với người khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của cân bằng cảm xúc và áp dụng nó trong cuộc sống. Nhiều người vẫn sống theo cảm tính, không biết kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ sống một lối sống thiếu ý thức, chỉ biết theo đuổi những thứ thoáng qua mà không tôn trọng giá trị của cuộc sống.
Vì vậy, để đạt được một cuộc sống có chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu, chúng ta cần thực hiện việc cân bằng cảm xúc. Điều này sẽ giúp chúng ta duy trì trạng thái tâm lý tích cực, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Chấp nhận những điều không thể thay đổi và nỗ lực để cải thiện tình huống hiện tại. Sự chấp nhận sẽ giúp bạn có tinh thần tỉnh táo và sống cuộc sống một cách bình thản.
Thực tế, có những lúc con người khó có thể làm chủ cảm xúc của mình, bởi cảm xúc thuộc về bản năng, xúc cảm khi chúng ta nhìn nhận sự vật, sự việc, cuộc sống. Tuy nhiên, yếu tố cảm xúc luôn đi kèm yếu tố trí tuệ, tư duy, sử dụng trí tuệ sẽ góp phần dẫn lối cho cảm xúc, giúp con người thành công. Bài văn nghị luận về làm chủ cảm xúc là dạng văn thường thấy trong các kì thi. Trong bài văn nghị luận xã hội về làm chủ cảm xúc, học sinh cần nêu được những ý chính như:
+ Giải thích thế nào là cảm xúc, làm chủ cảm xúc.
+ Chứng minh việc làm chủ cảm xúc của bản thân được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như cách ứng xử, lời nói, hành động.
+ Ý nghĩa, lợi ích của việc làm chủ cảm xúc của bản thân: Việc làm chủ cảm xúc của bản thân giúp bản thân và cuộc sống của con người như thế nào.
+ Phương thức để kiềm chế cảm xúc của bản thân: làm chủ bản thân, trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện tính nhẫn nại...
+ Rút ra bài học cho bản thân trong thực tiễn.
Dưới đây là một số mẫu bài văn Nghị luận xã hội về làm chủ cảm xúc:
Nội dung bài viết thuộc quyền sở hữu của Hoatieu.vn. Các bên sao chép vui lòng dẫn nguồn.
Cân bằng cảm xúc trong cuộc sống là đề tài trong đề thi môn Ngữ văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, học sinh được yêu cầu rút ra bài học lẽ sống cho bản thân và trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Có nhiều người cho rằng với cuộc sống đầy đủ hiện nay, được bố mẹ chăm sóc đầy đủ, đa phần học sinh không có quá nhiều áp lực để phải học cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, trái ngược với nhận định này, thực chất học sinh hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi mới lớn đến các vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình, áp lực học tập... Nếu những vấn đề này không được thấu hiểu và giải quyết kịp thời, các em sẽ gặp vấn đề bất ổn tâm lý, căng thẳng quá độ dẫn đến những suy nghĩ bất an, tiêu cực.
Để hoàn thành tốt bài văn nghị luận về sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống, học sinh có thể lấy dẫn chứng từ bạn bè xung quanh hoặc chính bản thân mình để bài viết sâu sắc, chân thực, súc tích hơn. Dưới đây là một số dẫn chứng về sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống:
1. Có những lúc tôi cảm thấy chán nản về những ngày chỉ học và học, áp lực phải đỗ trường chuyên lớp chọn, rồi tôi bắt đầu tức giận về bản thân khi không đạt điểm số như mong muốn. những cảm xúc tiêu cực này quấn lấy tôi, khiến tôi chẳng muốn học hành gì nữa. Rồi một ngày, tôi nhận ra, tôi cần chấp nhận hiện thực và phải tìm cách để giả tỏa mọi cảm xúc cấu đó. Tôi bắt đầu viết, viết hết suy nghĩ, nỗi lòng của mình lên trang giấy. Đọc lại những dòng bản thân đã thổ lộ, tôi nhận ra cảm xúc tiêu cực này bắt đầu từ đâu và biết tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình. tôi trò chuyện với mẹ nhiều hơn để giãi bày tâm tư. May mắn rằng mẹ tôi đã thấu hiểu và cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống.
2. Làm thế nào để thoát khỏi mối quan hệ độc hại, nhất là khi bạn chỉ là một học sinh THPT? Đừng nghĩ rằng cuộc sống của học sinh thì chẳng có gì phiền não, chúng em cũng có nỗi lo về học hành, sự bận tâm về ngoại hình, mối quan hệ bạn bè, thầy cô, và đôi khi cả về tình cảm khác giới. Có những mối quan hệ sẽ giúp chúng ta tốt lên, nhưng có những mối quan hệ lại khiến chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Em đang ở trong mối quan hệ như thế. Tưởng đâu bạn bè thân thiết chơi với nhau từ bé sẽ giúp em vui vẻ hơn, nhưng chính sự vô tâm vô tình hoặc cố ý của bạn khiến em luôn lo lắng, tự ti về bản thân. Em đã trải qua những ngày tháng cố che đậy và không biết làm thế nào để xua đi cảm xúc bất ổn. Với mong muốn giải tỏa tinh thần, em tìm đến giáo viên em tin tưởng, cô đã cho em lời khuyên rất thiết thực, rằng chẳng ai yêu bản thân mình hơn chính em, em cần tự học cách đối xử tốt với chính mình. Từ lời của cô, em nhận ra cuộc sống còn rát nhiều điều ý nghĩa. Em đã lên lịch cho bản thân, hoạch định rõ thời gian học tập và nghỉ ngơi, thời gian rảnh, em học cách trồng hoa, đọc những cuốn sách yêu thích để tự hoàn thiện bản thân, tách mình ra khỏi mối quan hệ khiến em mất cân bằng cảm xúc. Đây là cách mà em đã tự chữa lành vết thương trong lòng mình.