Với việc Tổng thống Joe Biden duy trì phần lớn các thuế quan mà ông Trump đã áp, cộng thêm việc ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế quan nếu đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay, sự chỉ trích càng tăng thêm. Theo tờ Wall Street Journal, hai nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy thuế quan mang tính luỹ thoái (regressive), nghĩa là ảnh hưởng bất lợi của thuế quan rơi nhiều hơn vào những gia đình thu nhập thấp - đối tượng có khuynh hướng phải chi phần lớn hơn trong thu nhập để mua những loại hàng hoá giá rẻ nhập khẩu.
Với việc Tổng thống Joe Biden duy trì phần lớn các thuế quan mà ông Trump đã áp, cộng thêm việc ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế quan nếu đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay, sự chỉ trích càng tăng thêm. Theo tờ Wall Street Journal, hai nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy thuế quan mang tính luỹ thoái (regressive), nghĩa là ảnh hưởng bất lợi của thuế quan rơi nhiều hơn vào những gia đình thu nhập thấp - đối tượng có khuynh hướng phải chi phần lớn hơn trong thu nhập để mua những loại hàng hoá giá rẻ nhập khẩu.
Ông Irwin viết rằng từ khi nước Mỹ độc lập cho tới thời Nội chiến, mục đích của thuế quan chủ yếu là thu ngân sách. Thuế quan khi đó chiếm 90% thu ngân sách của Chính phủ liên bang. Từ thời Nội chiến tới Đại suy thoái, thuế quan nhằm mục đích hạn chế, để bảo vệ các nhà sản xuất ở miền Bắc - khi đó được đại diện bởi Đảng Cộng hoà đang chiếm ưu thế - khỏi sự cạnh tranh của hãng hoá nhập khẩu.
Thời kỳ thứ ba bắt đầu khi Mỹ thông qua Đạo luật Các thoả thuận thương mại có đi có lại (Reciprocal Trade Agreements Act) vào năm 1934. Đạo luật này trao quyền cho tổng thống Mỹ đàm phán hạ thuế quan nếu các nước khác cũng làm như vậy. Sự có đi có lại trong thương mại vẫn là một hình mẫu chủ đạo sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các tổng thống Mỹ thuộc cả hai đảng tìm cách dỡ bỏ hàng rào thương mại của các quốc gia khác thông qua công thức kết hợp giữa “củ cà rốt” là các thoả thuận thương mại và ‘cây gậy” là thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu có mục tiêu cụ thể.
Thuế quan mà ông Trump áp đầu tiên lên các mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời, máy giặt, thép và nhôm là sự kết hợp giữa hai mục tiêu hạn chế và có đi có lại, nhằm bảo vệ một số ngành công nghiệp trong nước trong khi gây áp lực đòi Canada, Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc điều chỉnh quan hệ thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, thuế quan mà ông Trump áp lệ hàng hoá Trung Quốc và được ông Biden bổ sung lại có mục đích khác nữa. Một phần mục đích của những thuế quan này là sự hạn chế và có đi có lại - bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ ở Mỹ và gây sức ép đòi Trung Quốc thay đổi hành vi thương mại. Tuy nhiên, mục đích căn bản hơn của việc áp thuế quan này là điều chỉnh các dòng chảy thương mại, đa dạng hoá hoạt động thương mại của Mỹ khỏi Trung Quốc.
Vị thế thống trị của Trung Quốc ở nhiều loại hàng hoá thành phẩm và khoáng sản đã qua chế biến đã khiến giới chức Mỹ lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giành được ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế của Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ, rồi sau cùng là an ninh của các quốc gia này. Mối lo ngại đó đã gia tăng cùng với nguy cơ xuất hiện một “cú sốc Trung Quốc” mới đến từ việc Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu hàng hoá thành phẩm giá rẻ.
Văn phòng của đại diện thương mại (USTR) Mỹ, bà Katherine Tai - người giữ cương vị đại sứ thương mại của ông Biden, đã làm rõ vấn đề này vào tuần trước, khi đưa ra giải thích vì sao nhiều nhà nhập khẩu bị từ chối miễn thuế quan. Trước đó, các nhà nhập khẩu này đã nộp đơn xin Chính phủ Mỹ gia hạn việc họ được miễn trừ khỏi thuế quan.
“Nhiều nhà nhập khẩu khẳng định rằng các sản phẩm thay thế là không có vì Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp rẻ nhất”, nhưng việc gia hạn miễn trừ sẽ gây trì hoãn sự dịch chuyển “sang các nguồn cung thay thế và duy trì sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng và sản phẩm Trung Quốc, dẫn tới xói mòn mục tiêu” khiến Trung Quốc thay đổi hành vi thương mại - tuyên bố của USTR viết.
Việc ai là người thực sự trả thuế quan tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một vài nghiên cứu cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ phải trả phần nhiều hơn vì phần chi phí tăng thêm này không hẳn được đẩy về phía người tiêu dùng.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại nhận thấy hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua mức giá rẻ hơn. Đồng thời, cũng chính dòng chảy hàng hoá này lại khiến hàng triệu người lao động Mỹ mất việc làm. Mà người tiêu dùng chính là người lao động, nên việc áp thuế quan vừa giúp bảo vệ việc làm cho họ nhưng cũng gây thiệt hại cho họ vì có thể làm giá hàng hoá tăng lên.
Hai nhà kinh tế học Amit Khandelwal của Đại học Yale và Pablo Fajgelbaum của Đại học California, LA đã minh hoạ rõ nét ảnh hưởng này thông qua nghiên cứu về sự gia tăng ngưỡng áp dụng miễn trừ “de minimis” - một nguyên tắc thương mại mà theo đó những gói hàng nhỏ được vào Mỹ không bị áp thuế quan - lên 800 USD từ 200 USD vào năm 2016.
Các tác giả đã phát hiện thấy rằng trong số các gói hàng được vận chuyển trực tiếp đến các khu vực mã ZIP nghèo nhất ở Mỹ, có 74% là các gói hàng được miễn trừ thuế quan theo nguyên tắc “de minimis”. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các khu vực có mã ZIP giàu nhất ở Mỹ chỉ là 52%. “De minimis” là một nguyên tắc gây nhiều tranh cãi, vì bị nhiều nhà nhập khẩu tận dụng để né thuế quan áp lên hàng hoá Trung Quốc. Hai công ty bán hàng trực tuyến khổng lồ là Shein và Temu đã tranh thủ “de minimis” để vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc vào Mỹ.
Nhiều nghị sỹ Quốc hội Mỹ và cả các cố vấn của ông Trump muốn “de minimis” bị xoá bỏ. Nhưng hai nhà kinh tế trên nói rằng việc xoá bỏ nguyên tắc này sẽ gây thiệt hại cho người nghèo: những người sống ở khu vực mã ZIP có thu nhập thấp hơn sẽ thiệt hại 45 USD/năm, so với chỉ 35 USD đối với những người ở các khu vực có thu nhập trung bình, và 81 USD đối với những người sống ở các khu vực có mã ZIP giàu nhất.
Hiện tại, thuế quan tương đương 2% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Tỷ lệ này sẽ tăng vọt lên 17%, mức cao nhất kể từ khi Mỹ thông qua Thuế quan Smooth-Hawley vào năm 1930, nếu ông Trump tái đắc cử và thực hiện cam kết tăng thuế quan lên 60% hoặc hơn đối với toàn bộ hàng Trung Quốc nhập khẩu và 10% đối với hàng hoá từ phần còn lại của thế giới vào Mỹ - theo các nhà kinh tế Sarah Bianchi và Matthew Aks của công ty môi giới Evercore IS.
Mức thuế quan như vậy sẽ gây thiệt hai thực sự lớn đối với người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp thu nhập thấp hơn. Hai nhà kinh tế Kimberly Clausing và Mary Lovely của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính thuế quan như vậy sẽ làm suy giảm 4,2% sức mua của 20% hộ gia đình Mỹ nghèo nhất, nhưng chỉ giảm 0,9% đối với top 1% giàu nhất. Thiệt hại này chưa tính đến tất cả tổn thất, chẳng hạn việc các nhà sản xuất kém hiệu quả đẩy chi phí về phía người tiêu dùng hay những gián đoạn do tổ chức lại chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ chuyển đổi múi giờ, chẳng hạn như Timeanddate.com, Worldtimebuddy.com, v.v. Bạn chỉ cần nhập múi giờ của địa điểm ở Hoa Kỳ mà bạn muốn biết, công cụ sẽ hiển thị giờ hiện tại tại địa điểm đó.
Cũng có nhiều ứng dụng điện thoại giúp bạn chuyển đổi múi giờ. Các ứng dụng này thường có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, giúp bạn có thể xác định giờ bên Mỹ nhanh chóng.
Tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch cùng Pan American Travel!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.
Cơ sở 1: 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.
Cơ sở 2: Tầng Trệt (Tầng G) Tòa nhà Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tuấn Anh hiện đang là Travel Blogger/Content Creator - Branding tại Pan American Travel. Tuấn Anh có khả năng viết lách, biên tập nội dung và xây dựng chiến lược nội dung chuyên nghiệp. Với niềm đam mê du lịch và khám phá văn hóa, Tuấn Anh luôn mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo và những bài viết hấp dẫn, thu hút đông đảo độc giả. Đến nay, Tuấn Anh đã đặt chân tới gần 15 quốc gia trên khắp thế giới, mang lại những góc nhìn đa dạng và phong phú về các nền văn hóa khác nhau.
Cận thánh địa Mỹ Sơn ngàn năm bí ẩn tồn tại một tảng đá lớn nằm trơ trọi giữa cánh đồng hun hút gió cùng một cái ao được nhiều người cho rằng có liên quan đến thánh địa Mỹ Sơn. Điều kỳ lạ là, tảng đá trông giống như có bàn tay con người chinh phục nhưng không, đá do thiên tạo. Tảng đá và cái ao này còn kéo theo một số câu chuyện đậm sắc màu dân gian...
Gắn với thánh địa Mỹ Sơn, còn có nhiều câu chuyện truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Theo các nhà nghiên cứu, địa hình thung lũng Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H. Duy Xuyên, Quảng Nam) lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi trập trùng, đặc biệt núi thiêng Hòn Đền án ngữ phía nam và sông Thu Bồn vắt dọc phía bắc... tạo nên một không gian yên tĩnh, đầy vẻ trang nghiêm, tách biệt với thế giới bên ngoài, nên vào thế kỷ thứ IV, đại vương Chămpa Bhadravarman, tức Phạm Hồ Đạt đã chọn thung lũng Mỹ Sơn để xây tháp thờ cúng thần và vua Bhadavara. Đến thế kỷ thứ VII, việc xây dựng các đền, tháp được làm bằng gạch, đá cho đến thế kỷ XIII thì chấm dứt hoàn toàn việc xây dựng thánh địa.
Còn theo một số chuyện dân gian thì ngày xưa, các vua Chămpa luôn quan niệm rằng thung lũng Mỹ Sơn là vùng đất linh thiêng, do đó khi xây dựng các đền tháp ở đây, các vua đã ra lệnh cho dân chúng phải lấy đất từ nơi khác để làm gạch. Tuân lệnh vua, dân làng kéo nhau tới một vùng đất cách thung lũng Mỹ Sơn chừng 3km để làm gạch do đất sét đỏ dẻo quánh, rất sạch, không pha lẫn các tạp chất. Do trải qua hàng trăm năm xây dựng các đền tháp thánh địa Mỹ Sơn, khu đất được lấy làm gạch trở thành một cái ao rất sâu với nhiều tôm cá. Vì ao được bàn tay con người đào lấy đất theo hình vuông nên cái tên gọi Ao Vuông cũng từ đó hình thành. Những người dân sống thưa thớt gần khu đất Ao Vuông dần dần đông đúc hơn và lập nên làng Ao Vuông. Ngày nay, Ao Vuông nằm sát bên con đường nhựa phẳng lì, rợp bóng cây xanh chạy vào thánh địa thuộc thôn Mỹ Sơn. Ao Vuông có diện tích khoảng 10.000m2, sâu từ 5-7m so với mặt đường. Trải qua dòng thời gian, ao do con người của nhiều thế hệ khai phá, canh tác đã làm biến dạng đi rất nhiều.
Giữa cánh đồng đội 6, thôn Trung Sơn, xã Duy Phú, cách Ao Vuông chừng 1,5km có một tảng đá nằm ở đó rất lâu đời mang nhiều điều bí ẩn mà đến bây giờ chưa ai có thể lý giải được. Tảng sa thạch màu xám đen có hình dạng gần giống với khối lập phương, mặt trên có kích thước cạnh đông dài 283cm, cạnh bắc dài 275cm, cạnh tây dài 264cm và cạnh nam dài 262cm. Chiều cao của tảng đá được đo từ mặt ruộng lên đỉnh là 190cm, phần âm trong lòng đất bùn chừng hơn 50 cm. Nếu ai có dịp đến đây để quan sát kỹ tảng đá sẽ dễ dàng nhận thấy tảng đá này trừ mặt trên ra thì hoàn toàn không xuất lộ vết tích của việc đục đẽo hoặc dùng các phương tiện để chẻ từ một tảng đá lớn ra thành một khối đá vuông vức. Bốn mặt đá khá bằng phẳng, giống như nhân tạo chứ không phải tự nhiên.
Cái tên Đá Dựng chẳng biết có lúc nào và cũng từ tảng đá này đã kéo theo một vài câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác. Có người bảo rằng đây là phần lõi đá còn lại sau khi một số tảng đá khác được lấy đi để xây thánh địa Mỹ Sơn. Giả thuyết này xem ra bất hợp lý bởi cả cánh đồng rộng lớn của thôn Trung Sơn bằng phẳng, không hề xuất hiện một dấu tích nào của vùng đất pha trộn với núi đá hoặc các tảng đá khác. Chỉ có một mình tảng Đá Dựng nhô lên giữa cánh đồng chứ không hề có tảng đá thứ hai nên nó còn có tên gọi khác là đá Mồ Côi. Hơn nữa, cả khu di tích thánh địa Mỹ Sơn chỉ có một ngôi đền được xây bằng sa thạch dang dở. Các viên đá được xây dựng đền nhỏ hơn nhiều so với tảng Đá Dựng. Chính vì vậy nên lại có ý kiến cho rằng tảng đá được di chuyển từ nơi khác đến đây. Người xưa dùng tảng đá này đặt giữa cánh đồng để làm bàn thờ tế trời, cầu mong thần trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống nông dân thêm phần no đủ, vì mặt trên cùng của tảng đá thể hiện sự đục, chạm của con người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những câu "trả lời" tạm thời về tảng đá của nhân gian chứ chưa có một căn cứ nào về khoa học.
Còn truyền thuyết kể rằng ngày xưa ở vùng rừng núi Mỹ Sơn có cặp vợ chồng nông dân nghèo, sức khỏe phi thường. Đôi vợ chồng nọ có tên là ông Đùng, bà Đùng. Để giúp vua Chăm xây đền, họ gánh hai tảng đá từ hướng bắc rồi sải đôi chân thật dài để bước qua sông Thu Bồn vào Mỹ Sơn thì chẳng may chiếc đòn gánh bị gãy, một tảng rơi xuống cánh đồng của thôn Trung Sơn, tảng còn lại rớt xuống cánh đồng bên H. Đại Lộc. Dấu chân của ông Đùng, bà Đùng đi tới đâu cũng tạo ra ao, hồ và Ao Vuông cũng là "dấu chân" của họ chứ không phải do lấy đất làm gạch tạo ra.
Cũng như thánh địa Mỹ Sơn, Ao Vuông, Đá Dựng chắc sẽ còn ẩn chứa nhiều điều bí mật mà con người đương đại chưa thể khám hết, là điểm thưởng ngoạn lý thú của nhiều người.