Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Luật sư tư vấn về trách nhiệm của người giới thiệu lao động đến người môi giới xuất khẩu lao động nhưng bị lừa đảo. Nội dung tư vấn như sau:
Nội dung tư vấn: Vào năm 2012 tôi có quen biết với anh T giám đốc công ty XKLĐ, anh nói đưa được người đi XKLĐ ở nước ngoài, nên tôi có về quê giới thiệu đươc 6 người ra công ty anh T, để làm thủ tục, sau khi đặt nộp hồ sơ và tiền cọc. Đến ngày 17/5/2012, anh T gọi cho tôi nói đưa người ra công ty để làm thủ tục trước khi xuất cảnh, tôi nghe theo và đã đưa 6 người tôi giới thiệu ra công ty, ra đến nơi anh T thu xếp chỗ ăn ở cho chúng tôi, sau đó anh T bảo 6 người tôi giới thiệu nộp hết số tiền còn lại để lấy visa, anh T nhận tiền và viết biên nhận cho 6 người. Ngày hôm sau anh T nói do bên nước họ bắt phải học tiếng nên nói mọi người ở lại học tiếng, chi phí ăn ở anh T lo. Sau gần 1 tháng thấy lo mọi người đòi tiền anh T, anh T trả lại được 40 triệu, sau đó vài ngày anh T bỏ trốn. Chúng tôi đã ra trình báo công an, bên cơ quan công an đã tiếp nhận hồ sơ, lấy lời khai của chúng tôi, từ đó đến nay cơ quan công an có mời tôi ra làm việc 1 lần và một lần trực tiếp về nơi chúng tôi ở để điều tra nhưng đến nay không thấy hồi âm.
Thời gian gần đây 6 người tôi giới thiệu ra công ty anh T tố cáo tôi ra cơ quan công an đòi tôi trả số tiền họ đã bị anh T lừa, tôi thực sự rất hoang mang, vì toàn bộ số tiền tôi nhận của họ ở nhà để ra đặt cọc cho anh T và số tiền họ ra trực tiếp nộp cho anh T, hai bên (giữa anh T và từng người trong số 6 người tôi đưa ra) đã ký bản cam kết anh T đã nhận đủ số tiền họ nộp (kể cả số tiền tôi đã nhận của họ ở nhà). Nếu họ kiện tôi ra tòa thì trách nhiệm của tôi như thế nào, mong luật sư tư vấn hướng giải quyết giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự.
Theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi thấy giữa bạn và 6 người được giới thiệu không có bất kỳ hợp đồng hay giao kết nào về việc bạn nhận tiền của họ và giúp họ ra nước ngoài xuất khẩu lao động cũng như bạn không có hành vi gian dối nào như cung cấp thông tin sai sự thật. Bạn chỉ là người giới thiệu 6 người đó với anh T là giám đốc công ty xuất khẩu lao động và có thể giúp họ ra nước ngoài làm việc, sau đó mọi thông tin, thỏa thuận, giao dịch đều do 6 người này cùng ông T giám đốc tự trao đổi. Có thể thấy, bạn không hề có hành vi, thủ đoạn gian dối khiến 6 người đó tin tưởng, giao tiền cho mình, không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của bạn chưa cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, về trách nhiệm hoàn trả tài sản.
Như đã phân tích ở trên, giữa bạn và 6 người đó không hề có bất kỳ thỏa thuận hay hợp đồng nào quy định về nghĩa vụ của bạn phải hoàn trả tiền và bạn cũng không được lợi hay chiếm hữu tài sản nào của họ nên bạn không có trách nhiệm hoàn trả tiền cho những người đó.
Phòng Luật sư tư vấn Hình sự - Công ty Luật Minh Gia.
Đây là chương trình tuyển dụng trực tiếp lao động đi Đài Loan vừa được Bộ LĐ-TB-XH triển khai.
Mặc dù theo quy định của Bộ LĐ-TB-XH, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) chỉ được thu phí môi giới ở mức 4.000 USD (khoảng 90 triệu đồng), nhưng nhiều năm nay, để được sang thị trường này người lao động (NLĐ) phải trả mức phí cho các công ty môi giới cao hơn từ 1.000 - 2.000 USD.
Trước tình trạng “loạn” phí XKLĐ, Bộ LĐ-TB-XH đã triển khai chương trình tuyển dụng trực tiếp. Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng bộ này, cho biết: “Bộ đã mong muốn thực hiện chương trình này từ lâu, song do còn gặp một số vướng mắc từ phía Đài Loan. Sau khi thống nhất được với Bộ Lao động Đài Loan, cuối tháng 3 chúng tôi đã quyết định triển khai tuyển lao động trực tiếp qua kênh Trung tâm lao động ngoài nước. Với chương trình này kỳ vọng sẽ giảm chi phí cho NLĐ và tăng khả năng quản lý lao động đi sang Đài Loan”.
Theo ông Diệp, không chỉ có VN, Thái Lan, Philippines cũng hợp tác với Đài Loan triển khai chương trình này. Khi chủ sử dụng có nhu cầu tuyển dụng trực tiếp sẽ thông qua Bộ Lao động Đài Loan và gửi thông báo cho phía VN tuyển dụng. Căn cứ vào các vị trí cần tuyển, phía VN sẽ thông báo cho lao động ứng tuyển.
Thay vì phải trả phí môi giới từ 5.000 - 6.000 USD (khoảng 110 - 130 triệu đồng), theo bà Phạm Ngọc Lan, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), đi theo chương trình này NLĐ sẽ không phải đóng phí môi giới, phí quản lý... mà chỉ phải đóng các khoản: phí visa 66 USD/người (khoảng 130.000 đồng); phí dịch vụ (trả cho phía Đài Loan) 500 USD/người (hơn 11 triệu đồng); chi phí bồi dưỡng kiến thức 532.000 đồng/người, chi phí đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước 100.000 đồng/người... Tính tổng các khoản chi phí chưa tới 13 triệu đồng.
“Ngoài các khoản trên, NLĐ sẽ phải trả tiền vé máy bay, nhưng tới đây chúng tôi đang đàm phán để chủ sử dụng Đài Loan đài thọ khoản chi phí này. Đây là chương trình tuyển trực tiếp và thông qua trung tâm dịch vụ công nên chi phí sẽ rẻ đáng kể”, bà Lan nói.
Ông Phạm Minh Đức, Trưởng phòng Hỗ trợ việc làm (Trung tâm lao động ngoài nước), cho hay: “Tùy từng đơn hàng chúng tôi sẽ thông báo về yêu cầu tuyển chọn. Tuy nhiên, những NLĐ phải có tay nghề, biết tiếng Trung nằm trong độ tuổi từ 21 - 40 sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển”.
Theo ông Đức, để biết thêm về chương trình, có thể truy cập website của trung tâm: www.colab.gov.vn. NLĐ có nguyện vọng đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Đài Loan sẽ tự tải hồ sơ đăng ký. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Trung tâm lao động ngoài nước (địa chỉ: số 1 Trịnh Hoài Đức, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, Hà Nội) hoặc liên hệ điện thoại: 04.37346751 để được hướng dẫn.
Được kỳ vọng sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng sau khi đi xuất khẩu lao động về, nhiều lao động trẻ không thể phát huy những kỹ năng đã làm việc và học ở nước ngoài. Hầu hết phải tự xoay xở tìm việc, thậm chí sống khá trầy trật, vất vả.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội XKLĐ VN Phạm Đỗ Nhật Tân, việc triển khai chương trình này sẽ có những tác động tích cực cho thị trường. Ngoài chương trình đi theo đơn hàng của các doanh nghiệp như trước đây, NLĐ có thêm lựa chọn đi theo chương trình của nhà nước với giá rẻ và chất lượng. Các doanh nghiệp nếu không muốn NLĐ quay lưng cũng phải giảm giá, nâng cao chất lượng”.
Thứ trưởng Diệp cho biết hiện nay tuyển dụng qua kênh trực tiếp có 2 ngành nghề: giúp việc gia đình và thuyền viên nghề cá. Tháng 7 tới đây, hai bên sẽ tiếp tục bàn thảo thúc đẩy kênh tuyển dụng trực tiếp, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các nhà máy chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cũng sẽ quyết liệt chấn chỉnh doanh nghiệp trong nước.
Không được thu phí môi giới lao động cao hơn quy định
Ngoài triển khai chương trình tuyển dụng lao động trực tiếp, để giảm chi phí cho NLĐ sang thị trường Đài Loan, Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng thông tư hướng dẫn về đưa lao động VN đi làm việc ở nước ngoài tại thị trường này.
Theo đó, các doanh nghiệp không được thu phí môi giới lao động làm giúp việc gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ quá 400 USD/người/hợp đồng 3 năm. Đối với NLĐ làm công việc chăm sóc người bệnh, người già tại các cơ sở y tế, dưỡng lão, không quá 800 USD/hợp đồng 3 năm. Lao động là thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu hàng được miễn phí; lao động làm ngành nghề khác: không quá 1.500 USD/hợp đồng 3 năm. Về tiền dịch vụ, doanh nghiệp không được thu quá 1.000 USD/người đối với NLĐ làm công việc khán hộ công (chăm sóc người già, người bệnh) gia đình. Đối với thuyền viên tàu cá gần bờ không quá 620 USD/người/hợp đồng 3 năm. Lao động làm ngành nghề khác không quá 1 tháng lương cơ bản/năm hợp đồng. Dự thảo cũng quy định, ngoài mức lương cơ bản không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng và điều chỉnh theo mức công bố của Bộ LĐ-TB-XH phù hợp với từng thời kỳ; NLĐ sẽ được người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay về nước khi kết thúc hợp đồng. NLĐ làm nghề giúp việc gia đình còn được người sử dụng lao động mua bảo hiểm rủi ro với mức bồi thường tối thiểu 300.000 Đài tệ.
Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên TP.HCM tổ chức Sàn giao dịch việc làm vào sáng 16.5, tại 1A Nguyễn Văn Lượng, P.6, Q.Gò Vấp.