Những Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Đến Liên Minh Châu Âu

Những Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Đến Liên Minh Châu Âu

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, trái cây, rau củ quả… Hiện nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị cao như: cà phê, gạo, rau quả, với tổng giá trị là đạt 12,54 tỷ USD, Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2019, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, trong đó EU chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể thấy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng đang được xem là định hướng chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Với 28 nước thành viên, EU được xem là một trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới với trên 500 triệu dân, kim ngạch thương mại hàng năm đạt xấp xỉ 4.000 tỉ USD… đã và đang hứa hẹn một thị trường giàu tiềm năng đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh EU và Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA).

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, trái cây, rau củ quả… Hiện nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị cao như: cà phê, gạo, rau quả, với tổng giá trị là đạt 12,54 tỷ USD, Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2019, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, trong đó EU chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể thấy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng đang được xem là định hướng chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Với 28 nước thành viên, EU được xem là một trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới với trên 500 triệu dân, kim ngạch thương mại hàng năm đạt xấp xỉ 4.000 tỉ USD… đã và đang hứa hẹn một thị trường giàu tiềm năng đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh EU và Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA).

Sản phẩm cần chứng nhận CE Marking

CE Marking là bắt buộc đối với các sản phẩm nhất định ở khối liên minh châu Âu bao gồm 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải đảm bảo rằng hàng hóa được chứng nhận và đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn CE.

Các sản phẩm Liên Minh Châu Âu chỉ định cần có dấu CE bao gồm:

Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm

Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ

Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây

Ngoại trừ một số sản phẩm sau đây không cần dấu CE, Liên Minh Châu Âu không yêu cầu dầu CE với các mặt hàng:

Quy trình chứng nhận CE tại ICERT

Bước 1: Xác định các chỉ thị/quy định mà các sản phẩm phải áp dụng theo yêu cầu của EU.

Bước 2: Xác định các yêu cầu kỹ thuật và lên kế hoạch tối ưu để phù hợp với tiêu chuẩn CE.

Bước 3: Đánh giá bởi tổ chức thứ ba (nếu có ).

Bước 4: Thẩm định sự phù hợp với tiêu chuẩn CE của sản phẩm.

Bước 5: Thiết lập hồ sơ kỹ thuật cho sản phẩm.

Bước 6: Công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn CE, sau đó gắn dấu CE và sử dụng dấu CE, hướng dẫn đính kèm trên sản phẩm.

Lợi ích của chứng nhận CE MARKING

Thứ nhất: một sản phẩm được dán dấu CE, đồng nghĩa chất lượng của nó đạt chuẩn Châu Âu và trong mắt khách hàng hay đối tác sản phẩm đó là sản phẩm chất lượng tốt. Và khi đó, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước là rất dễ dàng và uy tín đã có. Khi hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, giá trị sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.

Thứ hai: giúp nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm. Khẳng định được thương hiệu trong tâm trí khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ ba: nói đến chất lượng đạt chuẩn Châu Âu thì niềm tin của khách hàng sẽ tăng cao hơn nhiều so với sản phẩm không có dấu CE. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ giành được cơ hội bán hàng tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng của việc đạt được dấu CE.

Thứ tư, khi có dấu CE trên sản phẩm, thì mở ra cơ hội vào Liên minh châu Âu và đưa sản phẩm đến gần 30 quốc gia của khu vực kinh tế châu Âu, Một cơ hội cực lớn để đến tay 500 triệu người tiêu dùng thuộc hàng thu nhập cao nhất thế giới. Giả sử rằng, nếu một sản phẩm không có dấu CE, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối có thể bị phạt rất nặng và phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm. Chính vì vậy việc tuân thủ là rất cần thiết.

Giá trị nhận được từ dịch vụ chứng nhận CE của ICERT

Doanh nghiệp sẽ đạt được chứng chỉ chứng nhận CE hợp pháp và có giá trị trên toàn thế giới trong thời gian nhanh nhất – Phục vụ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Châu Âu.

ICERT sẽ thực hiện hỗ trợ khách hàng đảm bảo về mặt ngôn ngữ, trao đổi thông tin, đào tạo và hướng dẫn thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn CE Marking.

Quan trọng hơn cả, quý khách hàng sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất khi làm việc với ICERT cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản từ phía chúng tôi.

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Quy định nhãn dán CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm, tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.

Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.

Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.

-----------------------------------------

ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững !

Công ty Cổ phần Tư Vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT

Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Mobile: 0963 889 585 Điện thoại: 024 6650 6199

Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.

EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Hiện nay, Hà Lan là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu. Cùng với Hà Lan, các nước Đức, Italia, Bỉ, Pháp… đều là những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu mạnh vào EU gồm máy móc và thiết bị điện, giày dép, thiết bị, lò phản ứng, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và phụ kiện, sắt thép, cà phê, trà, gia vị…

Riêng tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt hơn 20,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng  khoảng 16,8%; nhập khẩu tăng khoảng 10 %. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tín hiệu đáng mừng là người tiêu dùng châu Âu ngày càng cởi mở, ưa chuộng hàng châu Á chất lượng. Việc thực thi Hiệp định EVFTA là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực châu Á đặc biệt về giá tại thị trường quan trọng này.

Xuất khẩu chính ngạch giúp doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn

Tại Hội thảo, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ lưu ý các doanh nghiệp nên chú trọng tuân thủ các nguyên tắc để tập trung xuất khẩu sản phẩm chính ngạch. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.

Lý giải điều này, Đại diện đến từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, xuất khẩu không chính ngạch thủ tục đơn giản, nhanh gọn; chi phí thấp hơn, không phải chịu nhiều loại thuế, phí nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi như: chất lượng hàng hóa khó kiểm soát, chất lượng không đồng đều, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam; rủi ro cao hơn, dễ xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật; hàng hóa chủ yếu tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ, biên giới; không được hỗ trợ; khó đảm bảo tính bền vững, dễ bị cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương)

Trong khi đó, mặc dù cần thủ tục phức tạp, nhiều giấy tờ hơn; chi phí cao hơn do phải chịu các loại thuế, phí nhưng xuất khẩu chính ngạch lại giúp chất lượng hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng; nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam…

Như vậy, nếu xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp hơn, pháp lý rõ ràng; hàng hóa tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính; nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn; góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Do vậy, muốn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường châu Âu, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu, các tiêu chuẩn, quy định của thị trường, đánh giá năng lực hiện tại và lập kế hoạch. Ngoài ra, cần chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP,...). Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã chọn, đào tạo nhân viên; đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Cùng đó, cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng nhân viên, kiểm soát chất lượng chặt chẽ; sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu…

Doanh nghiệp cần thận trọng khi tham gia vào thương trường quốc tế

Phát biểu tại Hội thảo, ông Neil Nguyễn - Tổng giám đốc Công ty tư vấn Xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Âu thông tin, doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế do cách tiếp cận khách hàng không hiệu quả, thường mất liên lạc với khách hàng sau khi gửi mẫu và báo giá; không đạt được kết quả mong muốn trong và sau khi tham dự hội chợ thương mại quốc tế. Vì vậy, ông Neil Nguyễn cho rằng, tham gia xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo 100% khách hàng thật, giao thương thật.

Đồng tình với ý kiến rằng doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, đánh giá, kiểm tra, xác minh thông tin nhận được từ bên môi giới thông qua các nguồn thông tin chính thống như thông qua Hiệp hội ngành nghề, cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự củaViệt Nam tại nước sở tại của bên mua. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình trao đổi, đàm phán để không mất đi vai trò trọng yếu của mình và bên còn lại trong giao dịch mua bán hàng hoá, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào bên môi giới.

Hơn nữa, trong bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, để ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên thì hợp đồng mua bán phải được thiết kế với những điều khoản chặt chẽ tương ứng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vận tải, doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức vận tải đường biển thông qua các hãng tàu có chức năng vận chuyển. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là quy định về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển để lường trước rủi ro phát sinh cũng như chuẩn bị sẵn phương án xử lý.

Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam,

vui mừng cho biết, trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao các nước EU mới đây, các nhà lãnh đạo cho biết, các doanh nghiệp EU đánh giá cao môi trường đầu tư cởi mở của Việt Nam và Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực cải thiện lĩnh vực này.