Nhập Nguyên Liệu Sản Xuất Xuất Khẩu

Nhập Nguyên Liệu Sản Xuất Xuất Khẩu

Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không còn là hoạt động quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần những lưu ý gì?

Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không còn là hoạt động quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần những lưu ý gì?

Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hải quan Bước 2: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan

Door to Door Việt luôn sẵn sàng cho bất kỳ câu hỏi nào từ Quý vị.

Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.

Bạn có thể liên hệ đến Hotline:  0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MỸ PHẨM

Hiện nay ngành mỹ phẩm đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Bên cạnh nền kinh tế phát triển, đảm bảo về sức khỏe, bên cạnh đó mặt hàng làm đẹp cũng được chú ý. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài nhập khẩu mỹ phẩm thì đã mua bản quyền sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam. Việc của Doanh nghiệp cần bây giờ là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm. Vậy thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thế nào? Hãy cùng Logistics Solution tìm hiểu nhé

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm chưa phải là mỹ phẩm nên nhập khẩu như hàng hóa là hóa chất thông thường. Đối với nguyên liệu (bao gồm cả bán thành phẩm) nhập khẩu để sản xuất mỹ phẩm: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006. Tuy nhiên cần lưu ý: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất mỹ phẩm tuy không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, nhưng có thể thuộc danh mục quản lý của Bộ ngành khác (ví dụ như hóa chất, thuộc diện quản lý của Bộ Công thương), hoặc phải kiểm tra chuyên ngành (như nguyên liệu từ thực vật phải kiểm dịch thực vật) để thực hiện đúng quy định về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với từng loại nguyên liệu

Thủ tục đăng ký nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành đăng ký nguyên vật liệu nhập khẩu theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất).

Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên vật liệu, vật tư, loại nguyên vật liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.

Mã HS và Thuế suất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Trong thời gian chờ Giấy chứng nhận  ra, Quý Doanh nghiệp làm thủ tục vận chuyển nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm về cảng, để khi hàng hóa về tới cảng đồng thời Giấy chứng nhận được công bố, các chứng từ từ nhà xuất khẩu gửi sang thì tiến hành khai báo hải quan

Để quá trình sản xuất và nhập khẩu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thuận lợi, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Logistics Solution để tư vấn từng trường hợp cụ thể

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

– Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

– Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP để xem mặt hàng cần nhập khẩu có thuộc diện phải Khai báo hóa chất, hoặc thuộc diện cấm nhập khẩu, hoặc hạn chế nhập khẩu hay không.

Lưu ý : Trường hợp thuộc các Phụ lục ban hành kèm các Nghị định trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu Quý doanh nghiệp cần phải xin giấy phép của Bộ Công thương theo quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu.

Hồ sơ hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp khập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tiến hành nhập khẩu với thủ tục hải quan y như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Hồ sơ hải quan bao gồm:

- Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất

- Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch

- Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định

- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá

- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật

- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Căn cứ Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:

a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;

d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP)

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hoá tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.

(HQ Online) - Theo quy định, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi xuất khẩu sản phẩm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được hoàn thuế.

Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam thắc mắc về việc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu (NK) để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu (XK) và XK sản phẩm, Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời cụ thể.

Tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp tiền thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm”.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định cơ sở xác định hàng hóa NK để sản xuất kinh doanh nhưng đã XK sản phẩm được hoàn thuế gồm: “Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK; trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được hoàn thuế là giá trị hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK; sản phẩm XK được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất XK; tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác NK hàng hóa, XK sản phẩm. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm XK được sản xuất từ hàng hóa NK trước đây”.

Căn cứ Bảng mã loại hình ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn:

Mã loại hình E52 (xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài) sử dụng trong trường hợp: xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công; XK sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu; xuất trả sản phẩm gia công cho DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan; XK suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh.

Mã loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất XK) sử dụng trong trường hợp: xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu NK ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam); XK suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam.

Đối chiếu theo các quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế NK, đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế NK nếu đáp ứng các cơ sở xác định hàng hóa được hoàn thuế tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế có trách nhiệm kiểm tra, xác định các điều kiện hoàn thuế để xử lý theo quy định.