Kỹ Sư Xây Dựng Cần Biết Những Gì 2024

Kỹ Sư Xây Dựng Cần Biết Những Gì 2024

Trong cuộc sống hiện đại, các công trình xây dựng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó, vai trò của kỹ sư xây dựng càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ là những người thi công mà còn là những nhà tư vấn, những người đưa ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng. Vậy kỹ sư xây dựng là gì? Cùng JobsGo đi tìm hiểu ngay nhé!

Trong cuộc sống hiện đại, các công trình xây dựng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó, vai trò của kỹ sư xây dựng càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ là những người thi công mà còn là những nhà tư vấn, những người đưa ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng. Vậy kỹ sư xây dựng là gì? Cùng JobsGo đi tìm hiểu ngay nhé!

Tìm Việc Kỹ Sư Xây Dựng Ở Đâu?

Khi tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ sư xây dựng, bạn có thể khai thác nhiều nguồn thông tin đa dạng như: trang tuyển dụng trực tuyến (ví dụ như JobsGo), hội chợ việc làm, Linkedin, các hội nhóm việc làm trên Facebook,...

Học Khối Gì Để Trở Thành Kỹ Sư Xây Dựng?

Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn có thể lựa chọn các khối như: D1, A, A1, D07, C1,...

Cơ Hội Việc Làm Của Kỹ Sư Xây Dựng

Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn có thể theo học chương trình đại học ngành kỹ thuật xây dựng hoặc các chuyên ngành liên quan như xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường hoặc kỹ thuật hạ tầng.

Các trường đại học công lập và tư thục hàng đầu ở Việt Nam như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa (ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng) hay Đại học Kiến trúc TP. HCM,… đều cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Chương trình học thường kéo dài 4 – 5 năm, tập trung vào các môn học như cơ học, vật liệu xây dựng, thiết kế kết cấu và quản lý dự án. Dưới đây là điểm chuẩn năm 2024 của các trường:

Kỹ sư xây dựng học ngành gì và thi khối nào?

Chương trình học kỹ thuật xây dựng thuộc nhóm ngành kỹ thuật gồm nhiều môn tính toán. Ngành này thường tổ chức đăng ký tuyển sinh hai tổ hợp chính là khối A (Toán, Lý, Hoá) và khối D1 (Toán, Lý, Anh). Ngoải ra, một số trường cho phép bạn tuyển sinh theo các khối thay thế sau:

Ngành kỹ sư xây dựng học trường nào? Theo thống kê những kỹ sư Xây dựng đầu tiên tốt nghiệp từ Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, một trong những ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Tuỳ theo nơi sinh sống, tiềm lực kinh tế và năng lực của bản thân, bạn cũng có thể tham khảo thêm những trường thuộc top đầu trong giảng dạy kỹ thuật như:

Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội là địa điểm hàng đầu đào tạo Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng học ngành gì và thi khối nào?

Chương trình học kỹ thuật xây dựng thuộc nhóm ngành kỹ thuật gồm nhiều môn tính toán. Ngành này thường tổ chức đăng ký tuyển sinh hai tổ hợp chính là khối A (Toán, Lý, Hoá) và khối D1 (Toán, Lý, Anh). Ngoải ra, một số trường cho phép bạn tuyển sinh theo các khối thay thế sau:

Ngành kỹ sư xây dựng học trường nào? Theo thống kê những kỹ sư Xây dựng đầu tiên tốt nghiệp từ Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, một trong những ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Tuỳ theo nơi sinh sống, tiềm lực kinh tế và năng lực của bản thân, bạn cũng có thể tham khảo thêm những trường thuộc top đầu trong giảng dạy kỹ thuật như:

Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội là địa điểm hàng đầu đào tạo Kỹ sư xây dựng

Triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng

Để phát triển đất nước ngày một phồn thịnh, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Khi nền kinh tế phát triển thì các dự án và công trình cũng “mọc” lên ngày càng nhiều. Chưa kể, với sự hội nhập quốc tế rộng rãi thì những dự án hạ tầng có sự đầu tư của nước ngoài cũng chiếm đa số. Chính vì vậy, ngành xây dựng hiện nay đang giữ vai trò chủ đạo. Điều này cũng kéo theo cơ hội việc làm của ngành xây dựng luôn rộng mở.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành xây dựng

Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định.

Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư ở nhiều mảng khác nhau tùy vào sở thích. Tóm lại, trong tương lai, những ngành nghề liên quan đến kỹ sư sẽ luôn mở ra nhiều cơ hội và chào đón các ứng viên.

Điều Kiện Làm Việc Khó Khăn

Thời tiết là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới kỹ sư xây dựng bởi thời gian làm việc ngoài trời rất nhiều. Từ cái nắng gay gắt của mùa hè cho đến những cơn mưa bão bất chợt, tất cả đều có thể gây trở ngại cho tiến độ công trình và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.

Không chỉ vậy, môi trường làm việc tại công trường còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro khác như bụi bặm, tiếng ồn cao độ, có thể gây tác động lâu dài đến sức khỏe của những người thường xuyên có mặt tại đây.

Hợp Tác Với Các Bên Liên Quan

Kỹ sư xây dựng là cầu nối giữa các bên liên quan trọng dự án. Bạn không chỉ làm việc với chủ đầu tư và đội ngũ công nhân, mà còn phải tương tác với nhà cung cấp, nhiều đối tác khác. Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác có lợi cho tất cả các bên là một kỹ năng quan trọng của kỹ sư xây dựng. Sự hài hòa sẽ đảm bảo cho việc hoàn thành công trình một cách hiệu quả và đúng tiến độ.

Tìm việc làm kỹ sư xây dựng ở đâu?

Với triển vọng nghề nghiệp rộng mở, nhu cầu tìm việc làm kỹ sư xây dựng cũng tăng cao. Ứng viên có thể tìm kiếm vị trí công việc này một cách dễ dàng tại website CareerViet.vn với nhiều đơn vị tuyển dụng uy tín. Bạn có thể tham khảo nhiều công ty tuyển dụng kỹ sư xây dựng khác nhau và so sánh mức lương giữa các nơi để lựa chọn được công ty cũng như vị trí phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân.

Truy cập vào website CareerViet.vn, ứng viên sẽ có cơ hội trải nghiệm các tính năng tìm kiếm việc làm mới mẻ và tối ưu nhất hiện nay. Chỉ mất vài phút đăng ký tài khoản, tạo CV và gửi yêu cầu tuyển dụng là bạn đã có ngay cơ hội cho vị trí việc làm kỹ sư xây dựng mà không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức đi tìm việc ở khắp nơi.

Kỹ sư xây dựng là ai? Các loại kỹ sư xây dựng phổ biến

Kỹ sư xây dựng (tiếng anh: Construction Engineer) là người trực tiếp tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý các dự án liên quan đến xây dựng, đảm bảo chúng được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Đồng thời, họ còn chịu trách nhiệm về thiết kế và đảm bảo an toàn cho các cấu trúc tạm thời được dựng lên trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn giám sát các vấn đề về ngân sách, quản lý tiến độ và truyền thông của dự án đang triển khai.

Bạn biết gì về vị trí công việc kỹ sư xây dựng?

Tùy vào các chuyên ngành đào tạo mà vị trí công việc của ngành nghề kỹ sư được phân loại cụ thể như sau:

- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Kỹ sư xây dựng công trình quân sự.

- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi.

- Kỹ sư xây dựng công trình biển.

Yêu Cầu, Tố Chất Cần Có Của Kỹ Sư Xây Dựng

Để theo đuổi công việc kỹ sư xây dựng, bạn cần đảm bảo được những yêu cầu, tố chất như sau:

Kỹ năng chuyên môn là nền tảng không thể thiếu đối với một kỹ sư xây dựng. Bạn cần có kiến thức sâu rộng về các nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cơ học công trình, vật liệu xây dựng, kỹ thuật thi công. Khả năng đọc hiểu, phân tích bản vẽ kỹ thuật cũng như kỹ năng thiết kế và lập dự toán công trình là những yếu tố quan trọng.

Ngoài ra, việc nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, luật pháp liên quan cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm đóng vai trò then chốt trong sự thành công của kỹ sư xây dựng. Khả năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn phối hợp tốt với các bên liên quan, từ đồng nghiệp, nhà thầu đến khách hàng. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án cho phép bạn điều phối công việc một cách suôn sẻ, đặc biệt khi phải đối mặt với những thách thức phát sinh. Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo giúp bạn đưa ra các giải pháp tối ưu trong quá trình thiết kế, thi công.

Sức khỏe tốt là yếu tố không thể bỏ qua đối với kỹ sư xây dựng. Công việc này thường đòi hỏi sự di chuyển nhiều, làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đôi khi phải làm việc ở độ cao. Một thể trạng khỏe mạnh không chỉ giúp bạn đáp ứng được những yêu cầu về thể chất của công việc mà còn đảm bảo sự tập trung, tỉnh táo cần thiết để ra quyết định chính xác. Sức khỏe tốt cũng góp phần duy trì năng suất làm việc ổn định trong những dự án kéo dài và đòi hỏi cao về thời gian.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, trở thành một lợi thế không nhỏ cho kỹ sư xây dựng. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ mở ra cơ hội làm việc trong các dự án quốc tế, tiếp cận với công nghệ và phương pháp xây dựng tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, nó còn giúp bạn dễ dàng tham khảo tài liệu chuyên ngành, tham gia các hội thảo quốc tế, mở rộng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp ra phạm vi toàn cầu.

Sự thành thạo công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả công việc của kỹ sư xây dựng. Bạn cần phải thành thạo các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Revit và các ứng dụng BIM (Building Information Modeling).

Hơn nữa, việc cập nhật kiến thức về các công nghệ mới như in 3D trong xây dựng, vật liệu thông minh và tự động hóa trong thi công sẽ giúp bạn luôn đi đầu trong ngành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hiện nay, thu nhập của kỹ sư xây dựng tại Việt Nam đang ở mức khá tốt. Theo đó, mức lương trung bình cho vị trí này vào khoảng 14,4 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, khoảng lương thực tế có thể dao động khá rộng, từ 11 – 18 triệu đồng/ tháng tùy theo kinh nghiệm và năng lực của từng người.

Đối với những kỹ sư xây dựng mới tốt nghiệp hoặc có kinh nghiệm dưới 2 năm, mức lương khởi điểm thường thấp hơn, dao động từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu sự nghiệp, bạn sẽ chủ yếu tập trung vào việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Khối lượng công việc có thể đảm nhận độc lập còn hạn chế, do đó mức lương cũng phản ánh điều này.

Khi đã tích lũy được 3 – 5 năm kinh nghiệm, kỹ sư xây dựng thường thấy mức lương của mình tăng đáng kể. Vào thời điểm đó, nhiều người đã có đủ kỹ năng để đảm nhận các vị trí quản lý hoặc giám sát, dẫn đến sự chênh lệch lương so với nhân viên thông thường. Theo đánh giá chung của ngành, kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm 3 – 5 năm có thể kỳ vọng mức lương khoảng 19 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào công ty và vị trí cụ thể.

Mặc dù sở hữu mức thu nhập tốt như vậy nhưng nghề kỹ sư xây dựng cũng tồn tại một số khó khăn như:

Đặc thù nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng thường gắn liền với tính di động cao. Công việc không gói gọn trong một văn phòng cố định, mà thay đổi theo từng dự án cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải sẵn sàng di chuyển theo địa điểm của công trình, có thể là trong phạm vi thành phố đang sinh sống, nhưng cũng có khi phải làm việc ở một tỉnh khác hoặc thậm chí ở nước ngoài.

Lịch làm việc của kỹ sư xây dựng cũng không theo khuôn mẫu cố định mà phụ thuộc chặt chẽ vào tiến độ của từng công trình. Thời gian làm việc tại một dự án có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của công trình.

Bạn còn thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, kể cả vào các ngày lễ tết để đảm bảo tiến độ. Hệ quả là thời gian dành cho gia đình và các hoạt động cá nhân của kỹ sư xây dựng thường bị hạn chế đáng kể, đòi hỏi sự cân bằng và sắp xếp khéo léo giữa công việc và đời sống cá nhân.