Cơ cấu nền kinh tế là một khái niệm chỉ sự phân bố và tổ chức của các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Cơ cấu kinh tế mô tả cách mà các ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các phần khác của nền kinh tế được xây dựng và hoạt động.
Cơ cấu nền kinh tế là một khái niệm chỉ sự phân bố và tổ chức của các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Cơ cấu kinh tế mô tả cách mà các ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các phần khác của nền kinh tế được xây dựng và hoạt động.
Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam có một sự tác động lớn đối với người lao động trong nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số cách mà cơ cấu nền kinh tế Việt Nam tác động đến người lao động:
Tạo cơ hội việc làm: Cơ cấu nền kinh tế quyết định số lượng và loại hình công việc có sẵn cho người lao động. Ví dụ, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Lương và thu nhập: Cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến mức lương và thu nhập của người lao động. Các ngành kinh tế khác nhau có khả năng trả lương và thu nhập khác nhau, và sự tăng trưởng của các ngành này có thể tạo ra sự gia tăng thu nhập cho người lao động.
Chất lượng công việc: Cơ cấu kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Một cơ cấu kinh tế đa dạng có thể tạo ra nhiều loại công việc với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và đào tạo, trong khi một cơ cấu kinh tế hạn chế có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa người lao động cho các công việc giới hạn.
Đào tạo và phát triển: Cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi người lao động cần phải có kỹ năng và đào tạo phù hợp để làm việc trong các ngành kinh tế cụ thể. Người lao động cần điều chỉnh kỹ năng và kiến thức của họ để phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế.
Bảo vệ xã hội: Cơ cấu kinh tế có thể ảnh hưởng đến các chương trình bảo hiểm xã hội, bảo vệ lao động và quyền lợi của người lao động. Chính phủ thường phải điều chỉnh các chính sách xã hội để đảm bảo rằng người lao động được bảo vệ và có điều kiện làm việc an toàn.
Chất lượng cuộc sống: Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động. Nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, thì có khả năng gia tăng chất lượng cuộc sống thông qua tăng cơ hội sở hữu và tiêu dùng.
Tóm lại, cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam có tác động sâu rộng đối với người lao động, từ cơ hội việc làm và thu nhập đến chất lượng cuộc sống và quyền lợi xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phát triển và phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2023.
Cụ thể, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012 - 2013 và 2020 - 2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Tính chung GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước.
“Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, đây vẫn là mức tăng trưởng đáng ghi nhận và là nỗ lực chung của toàn nền kinh tế”, bà Nguyễn Thị Hương nhận định
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hương, năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực và tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng tích cực, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lí cùng với thời tiết thuận lợi nên sản xuất, trồng trọt được mùa ở hầu hết các địa phương, sản phẩm lúa gạo và rau quả xuất khẩu được giá; sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát.
Thủy sản phát triển khá, tập trung chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới. Hoạt động lâm nghiệp không thuận lợi, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm so với năm trước.
Sản xuất công nghiệp quý IV/2023 tăng trưởng tích cực hơn quý III/2023, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 6,86% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%.
Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82%, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021.
Đáng lưu ý, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra sôi động góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá tích cực so với năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế của năm 2023 (nhưng chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch Covid-19); số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 5 triệu lượt người, gấp hai lần năm trước.
Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 đạt 217,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022; 172,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, Tổng cục Thống kê đưa ra một số nội dung trọng tâm cần thực hiện. Đó là: Chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước. Bộ ngành, địa phương có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khainhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2024. Đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung đồng thời với tăng cường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm đầu ra. Tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Nâng caohiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp.