(BKTO) - Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng.
(BKTO) - Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, năm 2022, vốn đầu tư đăng ký mới của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng.
Cầu Nhật Tân lung linh trong đêm. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
© Copyright 2012 HFIC, Corporation. All rights reserved
TPO - Bóng đá Việt Nam đã kết thúc năm 2022 nhiều thành công, với những dấu ấn ở vòng loại cuối World Cup 2022 và đặc biệt là tấm vé dự World Cup của đội tuyển nữ Việt Nam
Năm 2023 sẽ đánh dấu một sự kiện trọng đại với bóng đá Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển bóng đá nữ của chúng ta sẽ thi đấu ở một kỳ World Cup. Đây là niềm vinh dự rất lớn với các cầu thủ và là món quà xứng đáng cho những nỗ lực của thầy trò HLV Mai Đức Chung nhiều năm qua.
Theo kết quả bốc thăm, Huỳnh Như và các đồng đội sẽ nằm cùng bảng với Đương kim vô địch Mỹ và Đương kim á quân Hà Lan - những đội bóng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong lần đầu vươn ra biển lớn, HLV Mai Đức Chung khẳng định đội tuyển nữ Việt Nam rất thích cọ xát với những đối thủ mạnh, cơ hội mà có dùng tiền cũng chưa chắc mua được.
Bên cạnh World Cup 2023 tại New Zealand và Australia, đội tuyển nữ vẫn còn những mục tiêu quan trọng như SEA Games 32 tại Campuchia và ASIAD 19 tại Trung Quốc.
Các giải đấu lớn của đội tuyển nữ Việt Nam:
+ World Cup 2023: Từ 20/7 đến 20/8 tại New Zealand và Australia
+ SEA Games 32: 5-16/5 tại Campuchia
+ ASIAD 19: 23/9-8/10 tại Trung Quốc
Năm 2023 sẽ là một chặng đường mới với bóng đá nam Việt Nam. HLV Park Hang-seo sẽ chia tay đội tuyển Việt Nam từ tháng 1, HLV Gong Oh Kyun cũng không tiếp tục dẫn dắt U23 Việt Nam. 'Những chiến binh sao vàng' được kỳ vọng sẽ bổ nhiệm một HLV đẳng cấp cho mục tiêu nâng tầm bóng đá Việt Nam.
Giải đấu quan trọng nhất cấp độ đội tuyển quốc gia chính là Asian Cup 2023, giải đấu mà Quế Ngọc Hải và các đồng đội đã vào đến tứ kết trong trận gần nhất. Tuyển Việt Nam cũng bắt đầu khởi động chiến dịch vòng loại thứ 2 World Cup 2026 vào tháng 11 năm 2023.
Với đội U23 và Olympic Việt Nam, SEA Games 32 tại Campuchia và ASIAD 19 tại Trung Quốc là những giải đấu quan trọng nhất. Các đội U20 và U17 Việt Nam cũng sẽ bắt đầu thi đấu giải châu Á trong năm 2023.
Các giải đấu lớn của bóng đá nam:
+ Asian Cup 2023: Chưa xác định thời gian, thi đấu ở Qatar
+ Vòng loại thứ 2 World Cup 2026: Hai trận đấu đầu tiên vào tháng 11
+ SEA Games 32: 5-16/5 tại Campuchia
+ ASIAD 19: 23/9-8/10 tại Trung Quốc
+ VCK U20 châu Á 2023: 1-18/3 tại Uzbekistan
+ VCK U17 châu Á 2023: 3-20/5 tại Thái Lan
Với hơn 3260km bờ biển, Việt Nam có nhiều triển vọng cho phát triển ngành dịch vụ cảng biển. Các cảng biển lớn nhất của Việt Nam phân bổ từ Bắc vào Nam, với các lợi thế tự nhiên riêng và các tiềm năng phát triển khác nhau. Cảng Quảng Ninh: Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh cảng biển. Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ Long bao bọc,... giúp Cảng Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, cảng cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cùng việc đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu về xếp dỡ hàng hóa, vận tải và kinh doanh kho bãi, các dịch vụ hàng hải khác Cảng Hải Phòng: Đây là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm. Hiện tại, Cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh và có Trụ sở chính tại số 8A Trần Phú, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênh lệch giữa hai khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng. Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trước cầu Bạch Đằng (tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía sau cầu Bạch Đằng dần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics.
Cảng Cửa Lò là một cảng biển nước sâu nằm trong hệ thống cụm cảng Nghệ An. Cảng thuộc địa phận xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với vai trò cửa ngõ của Bắc Trung Bộ. Đây là cảng có chiều dài 3.020 mét và có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT đến 50.000 DWT lưu thông. Từ nay đến năm 2020, Cảng biển nước sâu Cửa Lò sẽ trở thành một cảng quốc tế, tổng hợp, cảng container và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.
Cảng Chân Mây là một cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta. Đây là một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên thuận tiện trong việc tiếp nhận tàu neo đậu, xếp dỡ hàng. Bên cạnh đó, Cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung: Huế và Đà Nẵng, khu du lịch trọng điểm quốc gia: Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã), và nắm vai trò là cửa ngõ hướng ra Biển Đông thuận lợi nhất cho các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây.
Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế trong khu vực cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng nằm trong Vịnh Đà Nẵng, có hệ thống giao thông thuận lợi đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Với hệ thống cảng khu vực Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam, tuy nhiên sau năm 2018, cạnh tranh giá cước tại đây có thể sẽ gay gắt hơn do cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đi vào hoạt động làm tăng nguồn cung, ước tính lượng cung vượt cầu trong năm này sẽ là 293 nghìn TEU, tình hình sẽ càng trầm trọng thêm khi cảng nước sâu Liên Chiểu đi vào hoạt động trong năm 2023.
Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008, Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận. Đây là khu bến tổng hợp, bến container cho tàu có trọng tải từ 10.000 đến 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 đến 70.000 DWT. Dự kiến trong tương lai, Cảng Dung Quất sẽ có thêm khu bến nữa tại Vịnh Mỹ Hàn.
Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ. Cảng nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nơi đây có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải). Với vị trí là của ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, Cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông. Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Cảng Vân Phong Cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam. Theo các nhà hoạch định, Vịnh Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm. Hiện nay, Cảng Vân Phong chỉ gồm hai khu bến: - Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến vào năm 2020 là 400.000 DWT. - Khu bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho hàng rời. Cảng Vũng Tàu Cảng Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia - đầu mối quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: - Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình - Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân - Khu bến sông Dinh - Khu bến Đầm, Côn Đảo Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng thêm hai khu bến cảng Long Sơn - chuyên phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu và khu bến khách Sao Mai, Bến Đình - chuyên phục vụ vận tải hành khách. Hệ thống cảng biển ở quanh khu vực tp. Hồ Chí Minh (bao gồm ba cụm cảng Cát Lái, Sài Gòn và Hiệp Phước) sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong khi khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng gia tăng kích thước tàu của thế giới. VITIC tổng hợp
AsemconnectVietnam - Sau năm 2020 xuất khẩu không mấy thuận lợi do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, xuất khẩu cà phê của Việt Nam được nhận định sẽ khởi sắc hơn ngay trong những tháng đầu năm 2021.
Xuất khẩu cà phê năm 2020 giảm cả về lượng và giá trị Theo thông tin mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về trị giá so với năm 2019. Đức, Hoa Kỳ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Giá cà phê XK bình quân cả năm 2020 ước đạt 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019. Về mặt giá cả trên thị trường thế giới, trong tháng 12/2020, giá cà phê trên các sàn phái sinh biến động trái chiều. So với tháng trước đó, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2021 tại thị trường London giảm 39 USD/tấn xuống còn 1.362 USD/tấn. Giá cà phê giảm khi phần lớn giới đầu cơ tiếp tục thể hiện sự thận trọng trước tin tức tiêu cực của kinh tế thế giới do đại dịch Covid- 19 gây ra và trong bối cảnh chờ đợi được cung cấp vắc xin. Trong khi đó, tại New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 tiếp tục tăng trưởng và tăng hơn 9% so với tháng trước, duy trì tại mốc 2.796 USD/tấn. Nhìn lại cả năm 2020, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá: Giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lại giảm 100 – 200 đồng/kg so với tháng 11/2020. Hiện, giá thu mua đang ở mức 32.500 – 32.900 đồng/kg. Giá cà phê ghi nhận cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng. Giá cà phê Rubusta giá FOB giao tại cảng TP HCM ổn định tại ngưỡng 34.500 đồng/kg. Vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Dự báo xuất khẩu sẽ cải thiện trong năm 2021 Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, tồn kho cà phê tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường XK cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021. Các thị trường NK cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, tăng cường nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà. Cùng với đó, thông tin thử nghiệm vắc xin sẽ thúc đẩy lượng XK tăng lên. Dự báo, XK cà phê sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng đầu năm 2021. Ở góc độ giá cả, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho rằng, với việc sản lượng cà phê toàn cầu và Việt Nam đang có xu hướng giảm như hiện nay, giá cà phê có thể tăng trong năm 2021. Thị trường cà phê đã trải qua chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Do đó, giá cà phê sẽ phục hồi trong năm 2021 nhờ sản lượng giảm. Dù vậy, ông Lương Văn Tự cũng nhấn mạnh: “Việc giá cà phê phục hồi hay không sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Đây là ngành tiêu thụ cà phê rất lớn, do đó, chừng nào ngành du lịch phục hồi thì cà phê cũng sẽ phục hồi theo". Liên quan tới XK cà phê năm nay, một trong những yếu tố thuận lợi có thể nhìn thấy là tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy XK. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU. Dù vậy, việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU để hưởng thuế ưu đãi từ EVFTA không đơn giản, cần rất nhiều thời gian và sự nỗ lực của DN. Để tiếp tục triển khai Hiệp định EVFTA có hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất cà phê được chứng nhận do các nhà NK EU yêu cầu, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; đồng thời đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản các sản phẩm cà phê. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương chuyển đổi bộ giống cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, tăng thị phần cà phê đặc sản, tiếp tục đăng ký chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương mình. EVFTA giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Bắc Âu được hưởng lợi Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a) cho biết, tại Bắc Âu, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy là các quốc gia có lượng tiêu thụ bình quân cà phê trên đầu người mỗi năm khá cao và xếp vào top đầu trên thế giới, sau Phần Lan. Na Uy đứng thứ hai trên thế giới về tiêu thụ cà phê bình quân đầu người với mức ước tính 9,9 kg mỗi năm. Đan Mạch và Thụy Điển xếp thứ tư và thứ sáu trong bảng xếp hạng này, với lần lượt 8,7 kg và 8,2 kg. Ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy cà phê chủ yếu được tiêu thụ là cà phê đen, không có sữa và đường, vì vậy chất lượng của cà phê rất quan trọng. Brazil là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt là 44%, 40% và 27%. Một số công ty nhập khẩu và rang cà phê lớn ở Scandinavia bao gồm Friele, Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), Arvid Nordquist (Thụy Điển) và BKI (Đan Mạch). Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, khoảng 6,8 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, mỗi năm các nước này nhập khẩu khoảng 455 triệu USD và chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Honduras. Các nước Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê Arabica và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ cà phê Robusta. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm khoảng 95% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng được đặc biệt quan tâm. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó mặt hàng cà phê được hưởng thuế 0% sẽ giúp cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực này và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tiếp cận thị trường cà phê Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a) khuyến cáo, các nhà xuất khẩu có thể sử dụng các kênh khác nhau để đưa cà phê vào thị trường khu vực Bắc Âu. Việc gia nhập thị trường sẽ khác nhau tùy theo chất lượng cà phê và khả năng cung cấp. Chuỗi cung ứng rút ngắn đang là xu hướng chung ở châu Âu. Điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ và các công ty rang xay cà phê ngày càng có xu hướng tìm nguồn cung ứng trực tiếp cà phê nhân. Các nhà nhập khẩu được đánh giá là đóng một vai trò quan trọng trong thị trường cà phê, hoạt động như những nhà quản lý chuỗi cung ứng. Họ duy trì danh mục từ nhiều nguồn xuất xứ khác nhau, thanh toán tài chính trước, thực hiện kiểm soát chất lượng, quản lý biến động giá cả và thiết lập mối liên hệ giữa nhà sản xuất và người mua cuối cùng, chẳng hạn như nhà rang xay. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà nhập khẩu có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng của họ. Cà phê nhân chủ yếu vào thị trường Bắc Âu qua các cảng Oslo (Na Uy), Aarhus (Đan Mạch), Gävle hoặc Stockholm (Thụy Điển). Nói chung, các nhà nhập khẩu hoặc bán cà phê nhân cho các công ty rang xay trong nước hoặc tái xuất cho những người mua châu Âu khác. Các nhà nhập khẩu quy mô lớn thường có yêu cầu về số lượng tối thiểu khoảng 10 container, bao gồm nhiều loại với chất lượng và chứng nhận khác nhau. Đồng thời, họ hỗ trợ các hoạt động hậu cần, tiếp thị và tài chính. Ví dụ về các nhà nhập khẩu quy mô lớn ở Scandinavia bao gồm Coop Norge, Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), BKI và NAF Trading (Đan Mạch). Các nhà nhập khẩu chuyên biệt có thể mua số lượng nhỏ hơn cà phê chất lượng cao hoặc cà phê có xuất xứ đơn lẻ. Ví dụ về các nhà nhập khẩu chuyên biệt ở Bắc Âu là: Collaborative Coffee Source và Nordic Approach (Na Uy), Ally Coffee và Pezo Imports (Thụy Điển). Nhà xuất khẩu cà phê nhân có thể cung cấp số lượng lớn nên xem xét việc thâm nhập thị trường thông qua các công ty nhập khẩu lớn. Các công ty này thường có đại lý hoặc văn phòng đại diện tại các nước sản xuất. Nếu cà phê có chất lượng và điểm thử cao trên 80 và có chứng nhận chất lượng cùng với chứng nhận bền vững, ví dụ chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc thương mại công bằng có thể thâm nhập thị trường thông qua các nhà kinh doanh chuyên biệt. Với các nhà rang xay lớn và nhãn hiệu riêng, hầu hết các nhà rang xay lớn đều mua cà phê nhân tại nước xuất xứ, mặc dù họ cũng có thể tìm nguồn hàng thông qua các nhà nhập khẩu. Các nhà rang xay thường thực hiện phân tích và thử để kiểm tra độ chín đều và xác định bất kỳ khuyết tật nào có thể xảy ra trong quá trình sau thu hoạch, chẳng hạn như lên men, sấy khô và bảo quản. Các nhà rang xay lớn thường pha trộn các loại hạt chất lượng khác nhau để duy trì chất lượng không đổi. Sản phẩm cuối cùng được phân phối cho các nhà bán lẻ và ngành dịch vụ thực phẩm. Các nhà rang xay có thể hoạt động dưới nhãn hiệu riêng. Ví dụ về các nhà rang xay lớn hoạt động dưới thương hiệu riêng ở Bắc Âu bao gồm Arvid Nordquist, Löfbergs (Thụy Điển) và Friele-Jacobs Douwe Egberts (Na Uy), Impact Roasters (Đan Mạch). Nếu các nhà xuất khẩu có thể cung cấp cà phê nhân số lượng lớn với chất lượng phù hợp nên thâm nhập thị trường Bắc Âu thông qua các nhà rang xay lớn. Cần thảo luận trước với họ về chất lượng tối thiểu và các yêu cầu khác như chứng nhận. Mặc dù các nhà rang xay nhỏ chủ yếu cung cấp cà phê nhân của họ từ các nhà nhập khẩu, giúp cung cấp dịch vụ tài chính, kiểm soát chất lượng và hậu cần, ngày càng có nhiều nhà rang xay nhỏ nhập khẩu cà phê nhân trực tiếp từ nước xuất xứ. Các nhà rang xay nhỏ thường chuyên về một số loại chất lượng cao và có nguồn gốc đơn nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà rang xay nhỏ đều có thể duy trì các mối quan hệ thương mại trực tiếp, vì họ phải đảm nhận các trách nhiệm bổ sung thường được thuê ngoài như hậu cần, tài liệu và thanh toán trước. Vì vậy, nhiều nhà rang xay nhỏ tiếp tục mua hàng qua các nhà nhập khẩu, nhưng vẫn duy trì kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất của họ. Ví dụ về các nhà rang xay nhỏ nhập khẩu trực tiếp cà phê nhân bao gồm: Kafferäven, Drop Coffee Roasters và Johan & Nyström (Thụy Điển), Lippe và Solberg & Hansen (Na Uy), La Cabra Coffee Roasters, và Coffee Collective (Đan Mạch). Nếu nhà xuất khẩu có cà phê chất lượng cao, số lượng ít, chứng nhận bền vững hoặc sẵn sàng tham gia vào quan hệ đối tác lâu dài thì nên thâm nhập thị trường qua các nhà rang xay nhỏ. Đại lý đóng vai trò trung gian giữa nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, và nhà rang xay. Một số đại lý là độc lập, một số khác được thuê để thay mặt công ty mua hàng. Ví dụ về các đại lý ở Bắc Âu là: Inge Karlsson Handels (Thụy Điển) và Bjørn R Paasche Agentur (Na Uy). Nếu nhà xuất khẩu có ít kinh nghiệm xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, các đại lý có thể đóng một vai trò rất quan trọng. CK Nguồn: VITIC/congthuong.vn/haiquanonline.com.vn